Theo thực trạng mà Bluecool ghi nhận được trong thời gian tác nghiệp thì có anh chị muốn giảm tối đa chi phí đầu tư, có anh chị muốn đầu tư thật hoành tráng cho dàn chứa hải sản cũng như máy lạnh hải sản của mình. Quý anh chị hãy đọc qua ví dụ bên dưới và suy ngẫm.
cách lựa chọn công suất máy lạnh hải sản
Thực tế 1: Anh A đầu tư hồ hải sản để trưng bày và bán tại nhà hàng của mình. Theo kích thướt hồ chứa hải sản, khối lượng nước ước tính là 2m3 , anh A yêu cầu sử dụng máy có công suất 0.5HP để giảm giá thành đầu tư, việc giảm giá thành đầu tư là điều tất yếu nhưng xét về khía cạnh hiệu quả lại không đúng.
Thực tế 2: Chị B cũng đầu tư hồ chứa hải sản vừa trưng bày bán tại nhà hàng. Theo thông tin mà Bluecool ghi nhận được thì hồ chứa này có khối lượng khoản 2m3, thông tin chị tìm kiếm từ đâu không rõ, chị yêu cầu máy lạnh hải sản có công suất 5HP, khi báo giá chị lại hoảng lên và nói sao nhiều tiền vậy chổ kia bán máy 5HP có vài triệu à, thế là em cố gắng thông tin để chị hiểu hơn nhưng không được đành ngậm ngùi off điện thoại.
Theo 02 ví dụ như trên cho thấy việc đầu tư không đúng cũng như thiếu thông tin dẫn đến tình trạng không đạt hiệu quả tối ưu nhất trong công việc là điều dễ hiểu.
Thông tin chọn máy lạnh hải sản dưới đây bluecool xin phép chia sẻ chút thông tin mà bên em gom góp được trong suốt thời gian qua đến quý anh chị cách chọn máy lạnh hải sản có công suất phù hợp với khối lượng nước tại hồ hải sản của mình.
Để tính được khối lượng nước tại hồ hải sản của mình bao gồm tất cả hồ chứa, hồ lọc quý anh chị dùng công thức đã học từ rất lâu rồi mà anh chị không nhớ đó là công thức tính thể tích V, đơn vị tính là m3 (1 m3 = 1.000 lít) .
Công thức này đúng cho hình hộp vuông hoặc hình hộp chữ nhật V = D x R x H
Với V : Thể tích (m3), D : chiều dài (mét), R : chiều rộng (mét), H : là chiều cao (mét)
Công thức tính hình trụ tròn đều : V = π x d x H = π x r2 x H
Với d: là đường kính hình trụ, r là bán kính, π = 3.14 , H là chiều cao.
Còn công thức hình chóp cụt, do hồ hải sản ít được thiết kế nên em xin bỏ qua
Với cách tính như trên, khi có được khối lượng nước thì chúng ta chọn máy lạnh hải sản.
Cũng từ kinh nghiệm thực tiễn khi test máy lạnh hải sản với lượng nước tối đa 1m3 (1.000 lít) chọn máy có công suất 1HP (ngựa) nếu sử dụng nước ngọt thì lượng nước giảm đi 20% do nước ngọt truyền nhiệt chậm và mất nhiệt nhanh hơn nước mặn.
Tại sao lại áp dụng lượng nước là 1m3 cho máy lạnh 1hp : do công suất của máy để truyền nhiệt lạnh vào trong nước, lượng nhiệt mất đi sẽ nhiều hơn lượng nhiệt truyền vào vì vậy máy sẽ hoạt động tối đa công suất với thời gian hoạt động liên tục 24/24 giờ /ngày. Khi máy hoạt động liên tục và không có thời gian nghỉ thì điều gì sẽ xẩy ra : 1 là tốn rất nhiều điện, 2 nhiệt độ nước không đạt yêu cầu mong muốn dẫn đến hải sản chết, 3 máy rất nhanh hư.