Cách nuôi ốc hương hiệu quả

Cách nuôi ốc hương

Vùng nước trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, độ mặn 25-35 phần nghìn, pH 7,5-8,5, nhiệt độ 26-30oC. Chọn vùng có mực nước sâu ít nhất 1,5 m. Ðăng nuôi chôn sâu xuống dưới đáy ít nhất 10 cm và cao hơn 1 m so mực nước triều cao nhất. Mực nước trong ao nuôi 0,8 – 1,5 m, có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi. Nếu nuôi trong bể xi-măng thì bể nuôi cần che mát, đáy rải cát mịn dày 10-15 cm, mực nước nổi 0,5-1 m.

Tổng hợp kỹ thuật nuôi Ốc hương

– Thả ốc giống:

Mật độ thả ốc giống tùy thuộc vào kích thước ốc giống và hình thức nuôi. Nuôi trong lồng đăng thả 500-1.000 con/m2 (với loại 8-9.000 con/kg); nuôi trong ao thả 50-100 con (loại 5-6.000 con/kg); nuôi trong bể xi-măng thả 100-200 con (với loại 10-12.000 con/kg).

– Quản lý và chăm sóc:

Thức ăn của ốc là cá, cua, ghẹ băm nhỏ, với khối lượng bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Thường xuyên kiểm tra ốc nuôi, vệ sinh lồng đăng nuôi và nền đáy. Thay nước 80-100% lượng nước trong bể. Khi ốc nuôi đạt trọng lượng 90-150 con/kg thì tiến hành thu hoạch.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 – ND, 16/06/2005

 

Nuoi oc huong thuong pham hien nay tai Viet Nam

Nuoi oc huong thuong pham hien nay tai Viet Nam cung nhu tai cac nuoc tren the gioi bao gom cac hinh thuc nuoi sau day:

  • Nuoi bang dang chan tren cac bai trieu.
  • Nuoi bang long tren bien.
  • Nuoi trong ao.
  • Nuoi trong be xi mang.

Dieu kien moi truong chu yeu dam bao cho viec nuoi oc huong co hieu qua:

  • Do man tu 25-32ppt va on dinh
  • Nhiet do tu 26-30 do C
  • Nuoc trong
  • Day cat hoac cat-bun va cac yeu to phu khac
  • Co nhieu noi nuoi oc huong trong be xi mang bang cach bom nuoc bien hoac nuoc man ngam de nuoi.
  • Mat do tu 200-500co/m2.
  • Nuoi sieu tham canh trong be xi mang mat do tu 500-1000con/m2.
  • Nang suat dat tu 2-10kg oc thit/m2 be.

Co the tham quan nuoi oc huong tai Trung tam NCTS III Nha trang, Van ninh-Khanh hoa hoac Tram NTTS CatTien- PHu Cat-Binh Dinh.

PT.Viet, 18/9/2004

 

Cách nuôi ốc hương thương phẩm

Tùy từng điều kiện tự nhiên mà chọn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng hoặc lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi-măng.

Nuôi trong đăng, lồng

Phải chọn vị trí đặt đăng, lồng ở vùng nước trong sạch, đáy cát hoặc san hô, độ mặn 25- 35, ổn định. Lồng, đăng được làm chắc chắn, có lưới bảo vệ. Độ sâu đặt lồng, cắm đăng từ 1,5m nước trở lên.

Thả giống: Cỡ giống tối thiểu đạt 8.000 – 10.000 con/kg trở lên. Mật độ thả: 500-1.000 con/m2.

Thời gian nuôi: Nuôi từ 5 – 6 tháng tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý chăm sóc.

Chăm sóc: Thức ăn cho ốc hương là cá, cua, ghẹ, don, dắt… đập vỏ, thái nhỏ. Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc hương, ngày cho ăn một lần vào chiều tối. Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh, vớt thức ăn thừa tránh ô nhiễm. Nếu lồng, đăng quá bẩn cần chuyển vị trí, làm vệ sinh lồng sạch sẽ.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt 90 – 150 con/kg tiến hành thu hoạch.Nuôi trong aoAo nuôi phải gần biển, nước sạch, đáy cát, ít bùn. Độ mặn 25 – 35. Độ sâu ao từ 0,8 – 1,5m nước, độ pH 7,5 – 8,5. Ao tẩy sạch sẽ, diệt trừ dịch hại, dùng lưới ngăn cá dữ, cua ghẹ vào ăn ốc con.

Thả giống: Cỡ giống thả 5.000 – 6.000 con/kg. Mật độ thả: 50 – 100 con/m2.

Thời gian nuôi: Từ 5 – 6 tháng tùy điều kiện chăm sóc và môi trường ao nuôi.

Chăm sóc: Thức ăn gồm cá, trai nước ngọt, don, cua, ghẹ… băm nhỏ. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày một lần vào chiều tối. Thức ăn được thả vào sàn hoặc vó, đặt đều khắp ao.

Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh. Vớt thức ăn thừa khỏi ao để tránh ô nhiễm. Thay nước ao thường xuyên để ốc lớn nhanh. Cải tạo lại ao cũ trước khi nuôi lại.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt kích thước 90 – 150 con/kg có thể thu hoạch. Tháo cạn nước trong ao, nhặt bắt ốc bằng tay, hoặc dùng cào sắt để gom ốc. Ốc thu hoạch xong nhốt trong giai hoặc bể 1 – 2 ngày để làm sạch bùn đất và trắng vỏ.

Nuôi trong bể xi-măng

Bể xi-măng có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng. Nhiệt độ trong bể nuôi không quá 320C vào mùa hè. Đáy bể phủ cát mịn dày 2 – 3cm. Độ mặn 30 – 35, giữ độ mặn không giảm xuống dưới 20. Nuôi ở mức nước từ 0,5 – 1,2m.

Thả giống: Cỡ giống thả 10.000 – 12.000 con/kg trở lên.

Mật độ thả: 100 – 200 con/m2.

Thời gian nuôi: Từ 5 – 7 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

Chăm sóc: Thức ăn là cá, ghẹ, don… băm, đập, giã nhỏ. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc nuôi. Mỗi ngày cho ăn 1 – 2 lần. Rải thức ăn đều trên khắp mặt bể.Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh hệ số cho phù hợp. Vớt thức ăn thừa để không làm ô nhiễm nước bể.Thay nước từ 50 – 70% nước trong bể mỗi ngày. Định kỳ thay, rửa cát đáy, giữ môi trường bể nuôi luôn sạch để giúp ốc lớn nhanh. Vệ sinh, cải tạo bể khi nuôi lại.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt kích thước 90 – 150 con/kg có thể thu hoạch. Ốc sau thu hoạch nhốt trong giai hoặc trong bể 1 – 2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.

Nông thôn ngày nay – Xuân Mai – ND, 3-2-2004

 

Kinh nghiệm nuôi ốc hương

Ốc hương (Babylomia qreslata) là loài ốc biển rất quý, có giá trị xuất khẩu cao, phân bố dọc theo ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.

Ở vùng biển Bình Thuận, ốc hương sống ở độ sâu 5 – 20m, đáy cát bùn hay bùn cát vùng bãi triều, thềm lục địa, cách bờ 2 -3km. Chúng ăn xác bã hữu cơ là chính nên cũng dễ nuôi; thích hợp với độ mặn 27 – 35%0, nhiệt độ nước 21 – 29oC, hàm lượng oxy hoà tan trên 4,5 mg/lít, độ PH 7,5 – 8,5.

Ốc hương sống rải rác ở đáy biển, khi gặp mồi thì hợp thành đàn dày đặc, bu quanh miếng mồi để ăn. Vì vậy, ngư dân dùng bủa rập (một hình thức bẫy) có cài mồi để đánh bắt.

Ngư dân Thái Lan có kinh nghiệm làm rập 3 tầng, đường kính rộng 25cm, với lưới có mắt 25mm cố định trên khung bằng sắt để trống phía trên. Một giàn rập thường có 100 cái liên kết nhau trên một dây dài, mỗi rập cách nhau 1m. Buộc mồi vào giữa rập, thả chìm xuống đáy ở các bãi cã ốc phân bố để nhử bắt.

Một số ngư dân ở Bình Thuận cã kinh nghiệm dùng mồi là cá chai muối sau 12 – 24 giờ tạo mùi hấp dẫn cho ốc vào rập ăn. Ngư dân ở Thanh Hoá, Nghệ An lại dùng mồi bằng rắn biển để làm mồi cho ốc còng đem lại năng suất đánh bắt cao.

Tuy nhiên, đến nay, những hiểu biết về loài ốc hương của chúng ta, nhất là ngư dân còn quá ít, trong khi lại tiến hành khai thác một cách thiếu khoa học nên nguồn lợi đang cạn dần, năng suất và sản lượng khai thác ngày càng giảm.

Ở Bình Thuận, 3- 4 năm về trước, ngư dân khai thác đạt từ 20 đến 100 kg/giàn rập 100 cái (loại 1 tầng), đến nay chỉ đạt 2 – 3kg/giàn rập (còng 100 cái). Nhưng do giá ốc hương rất cao, 40 – 50 ngàn đồng/kg (cả vỏ) nên ngư dân vẫn khai thác quanh năm, bắt hết ốc nhỏ, kể cả ốc đang trong mùa sinh sản của chúng.

Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt ngư dân nên dùng mắt lưới làm rập cỡ 30 – 35m để hạn chế bắt ốc nhỏ và không bắt ốc vào mùa chúng sinh sản (tháng 3 – 5 âm lịch). Về lâu dài, Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu sâu để nắm được các đặc điểm sinh học, từ đó cho sinh sản nhân tạo thành con giống và nuôi thương phẩm, nhằm tái tạo nguồn lợi, gia tăng sản lượng cả khai thác và nuôi để tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân, bảo đảm có nguồn hải sản quý xuất khẩu lâu dài và ngày càng tăng.

Trần Trọng Thương (Doanh nghiệp, số 12, 30/3/99, tr.14)

Nuôi ốc hương thương phẩm

Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương được nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu thuộc Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III Nha Trang áp dụng thành công trong sản xuất. Quy trình đã đoạt giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEX).

Ốc hương là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. ở nước ta, ốc hương phân bố rải rác dọc ven biển từ bắc vào nam, khu vực phân bố chính thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận và Vũng Tàu. Sản lượng ốc hương khai thác cả nước ước đạt 3.000 – 4.500 tấn/năm, tuy nhiên do khai thác quá mức, nguồn lợi ốc hương bị cạn kiệt nhanh chóng và ngày càng giảm trong những năm gần đây.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết: “Nghề nuôi ốc hương mới xuất hiện vài năm trở lại đây, tuy nhiên lợi thế rất lớn do kỹ thuật nuôi đơn giản., dễ quản lý, chăm sóc, giá trị sản phẩm cao và dễ tiêu thụ. Nghề này đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngư dân và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước và nước ngoài”.

Có bốn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi trong đăng, lồng, nuôi trong ao đất và nuôi trong bể xi-măng. Tùy thuộc điều kiện tự nhiên, vị trí nuôi từng vùng  có thể chọn loại hình nuôi thích hợp.

Thức ăn của ốc là cá, cua, ghẹ, trai, don, sút… lượng thức ăn hằng ngày bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi, mỗi ngày cho ăn 1-2 lần. Theo dõi lượng thức ăn của ốc hằng ngày để điều chỉnh phù hợp.

Nếu nuôi lồng, cắm đăng, chọn vị trí vùng nước trong, sạch, độ mặn 25-35%o (phần nghìn), không bị ảnh hưởng nước ngọt, đặt ở độ sâu 1,5 m trở lên. Đăng nuôi phải chôn sâu dưới cát ít nhất 10 cm tránh ốc chui ra ngoài, độ cao lưới cắm đăng vượt quá mức thủy triều cao nhất khoảng 1 m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài. Lồng nuôi phải chôn sâu dưới lớp cát đáy 5 cm để có nền cát cho ốc vùi mình.Nuôi ốc trong ao cũng chọn nơi gần biển, đáy ao là cát, ít bùn, độ mặn 25-35%o, có bờ chắc, chắn lưới chung quanh, độ sâu ao 0,8-1,5 m nước, lấy và tiêu nước dễ dàng.

Nuôi trong bể xi-măng, che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng để nhiệt độ không quá 32oC vào mùa hè. Đáy bể phủ cát dày 2-3 cm, độ mặn 25-35%o, giữ không để mặn giảm xuống dưới 20 phần ngàn.

Thường xuyên theo dõi, tẩy dọn sạch, diệt trừ dịch hại bảo vệ ốc. Sau 5-6 tháng, ốc đạt trọng lượng 90-150 con/kg là có thể cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch ốc, cần để 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.

Tại đảo Hòn Dài (Xuân Tự, Vạn Ninh, Khánh Hòa), chị Nguyễn Thị Châu đầu tư nuôi 45 nghìn con ốc hương thương phẩm trong 50 m2 đăng. Tổng chi phí con giống, thức ăn, đăng lưới gần 13 triệu đồng. Sau năm tháng nuôi, chị thu hoạch 373 kg ốc (tỷ lệ sống 93%), doanh thu đạt 32,5 triệu đồng, lãi 19, 5 triệu đồng. Chị lại tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm diện tích nuôi ốc hương, thả nuôi 120 nghìn con ốc. Sau sáu tháng, thị thu hoạch được gần một tấn ốc, trong lượng 80-100 con/kg. Chị Châu cho biết, nuôi ốc hương cho hiệu quả cao hơn nuôi tôm hùm do chi phí sản xuất thấp, thời gian nuôi ngắn và ít rủi ro.

Còn ở Cam Ranh, ông Cao Bá Chuyên đã nuôi mô hình thí điểm 100 m2 ao đất, thả 9.000 con, sau sáu tháng nuôi thu 54 kg ốc, doanh thu 7,8 triệu đồng, lãi bốn triệu đồng. Theo ông Chuyên, nuôi ốc hương kỹ thuật tương đối đơn giản, dễ quản lý, chăm sóc, lãi suất tính trên đồng vốn đầu tư tuy thấp hơn nuôi cá mú, tôm sú một chút nhưng kết quả nuôi chắc chắn và có hệ số an toàn cao hơn.

Muốn biết chi tiết kỹ thuật, xin bà con liên hệ với Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Bộ môn Hải đặc sản, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III. (Nha Trang, Khánh Hòa).

Nhân dân, 26/03/2004

 

KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG THƯƠNG PHẨM

(Babylonia areolata, Link 1807)

Giới thiệu

Công trình nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương (Babylonia areolata, Link 1807) là công trình nghiên cứu đầu tiên và hoàn chỉnh về đối tượng ốc hương, một đối tượng xuất khẩu có giá trị ở nước ta. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái, phân bố là cơ sở khoa học cho việc quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi ốc hương và cũng là cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm.

Lần đầu tiên ở Việt Nam đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống ốc hương và nuôi thành con thương phẩm. Công trình đã tạo ra qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo tương đối ổn định và qui trình công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế. Công nghệ trên đã đưa ốc hương từ đối tượng hoang dã tự nhiên trở thành đối tượng nuôi thuỷ sản xuất khẩu và mở ra triển vọng phát triển một nghề nuôi mới cho nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung. Công trình đã được giải thưởng sáng tạo Khoa học – Công nghệ Việt Nam 2001 và bước đầu đã được áp dụng ở nhiều nơi trong cả nước. Hiện nay, ốc hương đang được nuôi ở các tỉnh miền Trung như Khánh Hoà, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thừa Thiên Huế. Nuôi ốc hương đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ ngư dân, đã tạo được niềm tin vào lợi ích của việc đầu tư nuôi ốc hương và đó chính là cơ sở để phát triển nghề nuôi ốc hương trong nhân dân. Ðể cung cấp kiến thức mới đến tận người nuôi trồng thuỷ sản, Thông tin KHCN và Kinh tế Thuỷ sản xin trân trọng giới thiệu phần 3 của công trình là kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm.

Có 4 loại hình nuôi ốc hương thương phẩm : nuôi đăng, nuôi lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi măng. Tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên, vị trí nuôi từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp.

I. Nuôi ốc hương trong đăng, lồng

1. Ðiều kiện vùng nuôi

Chọn vị trí đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ở vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn. Có độ mặn từ 25 – 35 và ổn định. Nguồn nước không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. Lồng, đăng được làm chắc chắn, có lưới bảo vệ bên ngoài ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc. Ðộ sâu đặt lồng hoặc cắm đăng từ 1,5 mét nước trở lên.

Ðăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10 cm để tránh ốc chui ra ngoài. Ðộ cao lưới cắm đăng phải vượt quá mức nước triều cao nhất 1m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài. Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời địch hại để diệt trừ, thường xuyên làm vệ sinh lồng lưới để nước lưu thông. Lồng nuôi phải được chôn sâu dưới lớp cát đáy 5cm để có nền cát cho ốc vùi mình.

2. Thả giống

Kích cỡ giống : Cỡ giống thả tối thiểu đạt 8.000 – 10.000 con/kg trở lên.

Mật độ thả : 500 – 1000 con/m2.

3. Thời gian nuôi

Từ 5 – 6 tháng tuỳ theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý chăm sóc.

4. Chăm sóc, quản lý

Thức ăn : Cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt, don, sút, Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 lần. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào cho ăn. Trai, sút, sò, hàu đập vỡ vỏ, cua, ghẹ lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn.

Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp. Với toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu, cá, vỏ sò ra khỏi lồng để tránh ô nhiễm nước.

Trường hợp nuôi lâu đáy lồng quá bẩn, có mùi hôi ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển lồng sang vị trí mới. Nuôi trong đăng cắm cố định cần ngăn thành nhiều ngăn, ốc được chuyển sang ngăn mới khi ngăn cũ nuôi lâu ngày đáy bẩn.

Ts. Nguyễn Thị Xuân Thu, Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III

 

Vì sao ốc hương ở Vạn Ninh chết hàng loạt?

Vừa qua, người dân ở Vạn Ninh không khỏi bàng hoàng khi ốc hương nuôi chung với tôm hùm lồng tại khu vực thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng chết hàng loạt, trong khi ốc hương thương phẩm trên thị trường giá đang rất cao. Hầu như cơn ”đại dịch” ốc hương vừa qua không thể cứu chữa được, các cơ quan chức năng trong tỉnh phải bó tay. Theo ước tính ban đầu, người nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốc hương chết hàng loạt?

Ốc đã lên hương

Năm 1998, Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III đã nghiên cứu thành công công trình khoa học cấp Nhà nước với đề tài “Sinh sản nhân tạo ốc hương giống”. Sau khi công trình khoa học này thành công, phong trào nuôi ốc hương bắt đầu phát triển mạnh, nhất là trên đại bàn huyện Vạn Ninh. Bởi, so với nghề nuôi tôm hùm lồng, nghề nuôi ốc hương sướng hơn nhiều do rút ngắn được thời gian nuôi trồng, đỡ tốn chi phí, có hiệu quả kinh tế cao. Được biết, nghề nuôi ốc hương chỉ kéo dài 4 tháng là thu hoạch, trong khi nghề nuôi tôm hùm lồng muốn  thu hoạch phải mất từ 1 năm trở lên. Ngoài ra, giá đầu ra của con ốc hương luôn ổn định từ 120 -150 nghìn đồng/kg nên nghề này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người nuôi ốc hương ở Xuân Tự cho biết, nếu nuôi trót lọt thì tiền lãi thu được tương đương hoặc cao hơn so với tiền vốn đầu tư, có không ít hộ mỗi năm thu lãi từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Năm 2001, toàn huyện có 130 lồng nuôi ốc hương, người nuôi trồng lãi khoảng 2 tỷ đồng. Sang năm 2002, nhiều hộ nuôi tôm hùm lồng ở Vạn Ninh đã chuyển sang nghề nuôi ốc hương nên số lồng nuôi đã tăng vọt, khoảng 500 lồng. Từ chỗ Vạn Ninh không có trại sản xuất ốc hương giống, đến nay toàn huyện đã có 8 trại ương.

Và ốc chết hàng loạt

Do chưa được kiểm dịch về môi trường nuôi, phó mặc cho môi trường nên hậu quả đã xảy ra. Từ đầu tháng 10-2002, người nuôi ốc hương tại thôn Xuân Tự đang phấn khởi, say mê về con ốc, bỗng dưng “tai họa” đột nhiên ập tới Anh Bính, một người nuôi ốc hương đã được hơn 1 năm, bàng hoàng kể lại: ”Bình thường con ốc hương ăn rất khỏe, thức ăn vừa bỏ xuống là ốc bu lại, trong nháy mắt ăn hết liền. Ăn xong, ốc vùi xuống cát. Thông thường, sau 1 tiếng đồng hồ, thợ lặn phải dọn vệ sinh đáy lồng và kiểm tra sức khoẻ con ốc. Hôm ấy, đám thợ lặn của chúng tôi hoảng hốt vì ốc không ăn hết thức ăn, lờ đờ, nổi lên ăn và không vùi xuống cát được nữa. Sự việc này diễn ra rất nhanh. Cuối cùng, tôi đành phải cay đắng vớt ốc chết mới thả chưa được 1 tháng bỏ ra khỏi lồng. Một vài ngày sau tôi mới biết không phải chỉ riêng lồng ốc hương của tôi bị chết mà toàn vùng đều có tình trạng như vậy. Sự việc này kéo dài đến gần 2 tháng, ốc hương bị chết nhiều, đến nỗi không ai dám thả ốc hương nữa. Sau khi ốc hương chết hàng loạt, chúng tôi chỉ biết đoán già đoán non, không có cơ sở khoa học. Từ đó đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết gì về nguyên nhân dẫn đến ốc hương bị chết đột ngột”.

Đã tìm ra nguyên nhân

Ốc hương ở Vạn Ninh chết hàng loạt đã làm xôn xao dư luận. Tại một cuộc hội thảo mới đây tại Vạn Ninh giữa Sở Thủy sản Khánh Hòa và Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III, sự việc này đã được làm sáng tỏ. Tại hội thảoThạc sĩ Võ Văn Nha, cán bộ bộ môn Môi trường và Bệnh học thuộc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III đã thông báo về kết quả bước đầu nghiên cứu ký sinh trùng gây bệnh ở ốc hương tại Khánh Hòa”. Qua các mẫu nghiên cứu, anh Nha cho biết, ốc hương tại khu vực Xuân Tự trong thời gian qua có dấu hiệu bệnh lý: ốc kém ăn dần, phơi mình trên nền đáy, ít vùi đáy; ống Si phông và vòi lấy thức ăn bị sưng, bên trong có nhiều chấm đỏ; chân bụng phồng và có bọng nước. Ban đầu, Trung tâm đã phát hiện một số loại trùng lông, với tên khoa học là Ciliophora, có trên các mẫu ốc gây bệnh với cường độ cảm nhiễm cao và gặp hầu hết ở các mẫu phân tích. Theo kết quả nghiên cửu, trùng lông đã tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống si phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho hai cơ quan này sưng lên, gây tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm tấn công vào chỗ tổn thương, từ đó ốc lấy thức ăn không được, khó thở, rồi chết. Vi khuẩn, nấm và trùng lông là những tác nhân gây bệnh, làmcho ốc hương chết hàng loạt ở Vạn Ninh trong thời gian qua. Anh Nha cũng cho biết thêm, vật chất hữu cơ trong vùng NTTS giàu lên chính là điều kiện cho trùng lông phát triển mạnh. Theo kết quả nghiên cửu, vật chất hữu cơ tại vùng nuôi ốc hương và tôm hùm ở thôn Xuân Tự trong thời gian qua giàu lên do các nguyên nhân: Thức ăn dư thừa trong nuôi trồng; vào thời điểm mùa mưa nên vật chất hữu cơ từ đất liềnchảy xuống; lượng ốc hương chết không được vớt lên. Và, đây chính là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho trùng lông phát triển mạnh vì ốc hương là sinh vật giàu dinh dưỡng, khi ốc chết được các vi khuẩn phân hủy nhanh.

Nhanh chóng kiểm dịch, quy hoạch trong NTTS

Trước đây, ốc hương tự nhiên không xuất hiện ở Khánh Hòa mà chỉ xuất hiện ở các tỉnh khác. Vì vậy nghề nuôi ốc hương phát triển mạnh trong thời gian qua không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc đa dạng môi trường biển ở Khánh Hòa. Có ai ngờ nghề này mới xuất hiện đã phải chết dở! Bây giờ, ở Vạn Ninh, không ai dám mạo hiểm nuôi ốc hương. Gần 2 tỷ đồng thiệt hại từ nghề nuôi ốc hương đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá, đó là vấn đề môi trường có sự ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả trong NTTS. Thực tế cho thấy, ảnh hưởng đến môi trưởng có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do ý thức cộng đồng trong NTTS từ người nuôi trồng chưa cao. Ðợt ốc hương chết hàng loạt vừa qua là một ví dụ. Tiếp đến là sự hạn chế của các cơ quan chức năng trong việc kiểm dịch môi trường NTTS, từ đó dịch bệnh tràn lan, không được ngăn chặn kịp thời. Do chậm quy hoạch những vùng NTTS nên tình trạng NTTS tràn lan, không kiểm soát nổi đã diễn ra ở nhiều nơi, làm phá hủy cân bằng sinh thái môi trường biển. Hiện nay, ốc hương thương phẩm trên thị trường có lúc đã lên đến 150 nghìn đồng/kg. Ốc chết, thiệt hại nhiều vẫn là người NTTS. Có cách nào để cho người dân đỡ phải thiệt hại trong NTTS, vươn lên làm giàu?

Để hải sản được sống khoẻ và sống lâu, quý khách cần tạo môi trường phù hợp cho nó, và cần thiết nhất là nhiệt độ thích hợp . Vì thế quý khách sử dụng máy làm lạnh hồ cá hải sản Bluecool sẽ là điều tối ưu nhất . Đến với Bluecool, các hải sản sẽ được chăm sóc với điều kiện nhiệt độ tốt nhất, cùng chất lượng cao và giá cả hợp lý, sẽ đem lại lợi nhuận và hiệu quả cao nhất cho quý khách hàng .

Để được tư vấn máy lạnh hải sản trực tiếp, quý khách liên hệ 24/7:

Địa chỉ: 80A Miếu Bình Đông, P.BHHA, Bình Tân

SĐT: 0908 596 456

FB:  Máy Lạnh Hồ Cá Giá Rẻ

Trả lời